• Trang Chủ
  • Bệnh Hậu Môn
  • Sa trực tràng và bệnh trĩ

Sa trực tràng và bệnh trĩ

Điểm trung bình 5/5 ( 364 lượt đánh giá )

Bệnh sa trực tràng và bệnh trĩ có những biểu hiện tương đối giống nhau. Tuy nhiên, hai bệnh này hoàn toàn khác nhau. Chẩn đoán sai dẫn đến điều trị sai và để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Sa trực tràng, trĩ là gì?

Sa trực tràng là tình trạng  trực tràng (phần cuối của đại tràng trước khi mở vào hậu môn) mất khả năng gắn kết bình thường  trong cơ thể, cho phép nó chui qua lỗ hậu môn. Đây là một tình trạng lành tính, tuy không để lại biến chứng nguy hiểm nhưng sa trực tràng gây ra rất nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày và ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống. Ngoài ra, nếu khối sa bị kẹt lại bên ngoài hậu môn  có thể gây ra hiện tượng thắt nghẹt và  nguy cơ  hoại tử

Còn bệnh trĩ là do sự giãn nở quá mức của các đám rối tĩnh mạch trĩ ở các mô xung quanh hậu môn dẫn đến hình thành các búi trĩ, theo vị trí  của búi trĩ thì bệnh trĩ được phân thành 3 loại: trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. .

Phân biệt sa trực tràng và trĩ

Phân biệt qua búi sa của bệnh trĩ và bệnh sa trực tràng

Búi trĩ: Bề mặt chính của khối sa  là  niêm mạc, khối sa của búi trĩ thường ngắn và gồm một hoặc nhiều búi không đều.

Sa trực tràng: Khối sa là một phần hoặc toàn bộ trực tràng. Sa dài và tròn  theo hình tròn đồng tâm, sa trực tràng tiết chất  dịch nhầy  ướt.

Phân biệt qua hiện tượng chảy máu khi đi đại tiện

Bệnh trĩ: Ngay từ giai đoạn đầu của bệnh đã có hiện tượng đi ngoài ra máu, lượng máu  ra nhiều tùy theo mức độ bệnh, ban đầu máu  thường ít, máu chỉ dính vào phân hoặc giấy vệ sinh. , và các búi trĩ nhỏ nên không gây đau. Khi bệnh tiến triển nặng, các búi trĩ sưng to và chảy máu  nhiều hơn, có thể rơi ra từng giọt hoặc bắn ra ngoài theo từng tia

Sa trực tràng: Chảy máu khi đi cầu. Máu đỏ tươi, máu chảy ít và thường lẫn với phân. Ngoài đặc điểm  ra máu khi đi đại tiện thì nên dựa vào đặc điểm của búi sa, kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh để chẩn đoán chính xác bệnh sa trực tràng.

Phương pháp chụp hình khi đi cầu (Video-proctoscope): Đây là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn và dễ thực hiện, cho phép bác sĩ  chẩn đoán chính xác tình trạng sa trực tràng cùng với các bệnh lý khác như bệnh trĩ dựa trên hình ảnh chụp khi bệnh nhân đi đại tiện.

Phương pháp chụp cộng hưởng từ động học (MRI Dynamic defecography): Phương pháp chính xác này có độ chính xác cao và có thể chẩn đoán đồng thời các yếu tố  như sa sinh dục, sa bàng quang, … MRI cũng giúp xác định các đặc điểm giải phẫu của sa trực tràng sự dãn rộng của hậu môn, của cơ nâng hậu môn, túi cùng Douglas thòng xuống,…

Phòng ngừa và điều trị sa trực tràng

Phòng ngừa bệnh sa trực tràng Uống nhiều nước (khoảng 2 lít nước / ngày) Bổ sung nhiều chất xơ như: trái cây, rau xanh, ngũ cốc…

Ăn nhiều  thực phẩm có tác dụng nhuận tràng như: khoai lang, rau mồng tơi… Tạo thói quen đi vệ sinh hằng ngày, không  rặn quá mạnh khi đi cầu.

Điều trị bệnh sa trực tràng

Nếu bệnh vẫn còn  nhẹ, các phương pháp điều trị nội khoa như  thuốc nhuận tràng hoặc thay đổi chế độ ăn uống có thể có hiệu quả. Tuy nhiên, nếu bệnh ở giai đoạn nặng hơn thì chỉ có biện pháp ngoại khoa mới điều trị dứt điểm  sa trực tràng. Dựa trên những nguyên lý khác nhau mà có nhiều phương pháp phẫu thuật khác nhau, tùy theo đường99 mổ mà có hai nhóm phương pháp chính là mổ bụng   và mổ qua tầng sinh môn. Những phẫu thuật này giúp ngăn chặn tình trạng sa trực tràng tái phát và  cải thiện đáng kể  chất lượng cuộc sống.

Việc lựa chọn  phẫu thuật  phụ thuộc vào cả  bệnh nhân và các yếu tố phẫu thuật. Các yếu tố của bệnh nhân bao gồm tuổi, giới tính, chức năng đại tiện, tình trạng không kiểm soát phân, phẫu thuật trước đó và tiền sử bệnh. Các yếu tố phẫu thuật bao gồm mức độ sa trực tràng, tác động tiềm tàng đến chức năng ruột và đại tiện không tự chủ, tỷ lệ biến chứng của  ca phẫu thuật, tỷ lệ tái phát của ca mổ và kinh nghiệm của bác sĩ phẫu thuật.

Ngoài hai phương pháp phẫu thuật trên, sa niêm mạc trực tràng còn được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật Longo giảm thiểu xâm lấn, hạn chế biến chứng, mang lại kết quả điều trị tốt.

Hiện  tại Phòng Khám Đa Khoa Bắc Giang đã áp dụng thành công các phương pháp điều trị trĩ  cho các loại bệnh trĩ ở các mức độ khác nhau, đặc biệt là  phẫu thuật  điều  trị trĩ bằng phương pháp Longo, phương pháp Longo điều trị trĩ được chỉ định cho bệnh trĩ cấp độ 2-3, phù hợp với những người mắc bệnh trĩ vòng. với những lợi ích vượt trội:

Ít đau hơn đáng kể so với phương pháp cắt trĩ thông thường do vị trí phẫu thuật nằm trong đường lược của ống hậu môn, nơi có ít dây thần kinh cảm giác

Không có vết thương hở ở hậu môn, dễ dàng chăm sóc hậu phẫu Thời gian nằm viện ngắn hơn (thời gian nằm viện trung bình 1-2 ngày) và đảm bảo tính thẩm mỹ , không có biến chứng hẹp hậu môn do sẹo, xơ hóa.

Để được thăm khám và điều trị từ các bác sĩ giàu kinh nghiệm tại Phòng khám Đa khoa Bắc Giang khách hàng cần đặt lịch hẹn trực tiếp trên website để nhận được dịch vụ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

​Những nguyên nhân đau hậu môn bạn không nên chủ quan

Đau hậu môn là một triệu chứng khá phổ biến, có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau...

Chữa bệnh trĩ ở Bắc Giang

Bạn đang phân vân chưa chọn được địa chỉ chữa bệnh trĩ ở Bắc Giang uy tín thì hãy liên...

Tổng quan bệnh trĩ – Địa chỉ khám chữa bệnh trĩ uy tín ở Bắc Giang

Bệnh trĩ, một căn bệnh không nguy hiểm, thường xảy ra ở khu vực hậu môn trực tràng do sự...

Địa chỉ phòng khám chữa bệnh trĩ uy tín, an toàn, tin cậy ở Bắc Giang

Khám và điều trị bệnh trĩ ở đâu tại Bắc Giang luôn là câu hỏi, thắc mắc của rất nhiều...

Bác sĩ đang yêu cầu chát với bạn !